Kiến thức Xu hướng quản trị doanh nghiệp trong toàn cầu hóa

4 xu hướng quản trị doanh nghiệp tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần phải biết.

Có thể bạn quan tâm: 
>> Trọn bộ tài liệu cho CEO quản trị doanh nghiệp từ A – Z
>> Ưu nhược điểm của 3 mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại nhất hiện nay
>> Quản lý nhân sự bằng excel: đơn giản nhưng nhiều nhược điểm
>> 4 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp đa chi nhánh
>> 6 lý do nên dùng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp

Xu hướng quản trị doanh nghiệp trong toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa cùng sự phát triển của kỹ thuật số và sự xuất hiện các phong cách quản trị mới đã thay đổi hoàn toàn môi trường kinh doanh hiện đại. Các vị trí công việc trong doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và được chuyên môn hóa hơn bao giờ hết.

Không bao giờ là quá sớm để theo đuổi sự nghiệp quản trị doanh nghiệp. Dù bạn đang có hứng thú với việc thành lập doanh nghiệp riêng của mình hay cống hiến cho tổ chức hiện tại với những kỹ năng quản trị và tổ chức của mình, thì việc được đào tạo phù hợp và liên tục nắm bắt được các xu hướng quản trị doanh nghiệp mới sẽ giúp bạn đạt được thành công dài hạn nhất trong thời đại nền kinh tế toàn cầu hóa.

Một nhà quản lý giỏi phải thấu hiểu bản chất luôn thay đổi chóng mặt của môi trường kinh doanh và luôn nắm trong tay kiến thức sâu sắc về các xu hướng quản trị cũng như sự thay đổi của lĩnh vực và ngành hàng.

Dưới đây là những xu hướng quản trị doanh nghiệp tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần biết:

1. Xu hướng quản trị doanh nghiệp từ xa

Xu hướng quản trị doanh nghiệp từ xa

Với việc ngày càng nhiều công việc có thể thực hiện trên nền tảng đám mây và kỹ thuật số, dễ dàng truy cập và trao đổi dữ liệu mọi lúc mọi nơi, rất nhiều các doanh nghiệp đầu ngành đang sử dụng nhân sự (thậm chí cả các quản lý cao cấp) làm việc tại nhà. Chẳng hạn các tập đoàn công nghệ lớn như Xerox và Dell đứng đầu danh sách các công ty sử dụng nhân sự làm việc từ xa nhiều nhất.

Các nhà quản lý cao cấp ưa thích một lịch làm việc linh hoạt và phần lớn khối lượng công việc họ được giao được thực hiện bên ngoài văn phòng công ty. Các vị trí quản lý này có thể thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, từ thu thập dữ liệu cho đến thiết kế sáng tạo v.v.

2. Xu hướng gia tăng của thế hệ Millennials trong vai trò quản trị

Xu hướng gia tăng của thế hệ Millennials trong vai trò quản trị

Đã đến lúc thế hệ Millenials đảm nhận nhiều trọng trách hơn trong thế giới kinh doanh. Những cá nhân ra đời trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000 hoặc là đang theo học các trường kinh doanh để chuẩn bị bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp quản trị kinh doanh, hoặc đã tốt nghiệp và đang nỗ làm việc để thăng tiến và kiến tạo nên dấu ấn riêng của mình.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học xã hội đã lo ngại về “khoảng trống lãnh đạo” (leadership gap) trong hoạt động kinh doanh giữa Millennials và các thế hệ trước. Với 10000 lao động thuộc thế hệ baby-boomer (sinh trong khoảng 1946 – 1964) nghỉ hưu mỗi ngày từ giờ cho đến 2030, Millennials đang dần cân bằng cán cân và ngày càng chiếm giữ nhiều hơn các vị trí quản lý cấp cao. Điều này có nghĩa là nếu bạn là một Millennials có tư duy kinh doanh và được đào tạo bài bản với kiến thức mới nhất, những cơ hội trở thành lãnh đạo đang chờ đớn bạn.

3. Xu hướng quản trị theo phương pháp cộng tác – chỉ đạo

Xu hướng quản trị theo phương pháp cộng tác – chỉ đạo

Những khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết để tự quản lý nhân viên của mình và khi thực hiện công việc quản lý, bạn có thể cân nhắc sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp quản lý cộng tác – chỉ đạo.

Phương pháp quản lý này được các nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo của các chương trình, chiến dịch toàn cầu đánh giá rất cao, như là phương pháp quản lý tốt nhất để vừa tạo động lực và sự thoải mái cho nhân viên trong khi vẫn duy trì niềm tin và sự trung thành của họ.

Giám đốc của chương trình World Food Program, Josette Sheeran, phát biểu trong hội nghị của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới rằng quản trị vừa cần có hệ thống cấp bậc chặt chẽ vừa cần có sự linh hoạt nhất định. Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý rằng thực hiện tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo ra sự cân bằng lý tưởng: Cộng tác sẽ cho nhân viên thấy rằng bạn hoàn toàn cởi mở đối với các thay đổi, trong khi Chỉ đạo sẽ nhắc nhở họ rằng bạn có thể tự mình xử lý các hoạt động kinh doanh.

4. Xu hướng số hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp

Xu hướng số hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp

Quy trình hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phụ thuộc vào nền tảng kỹ thuật số. Máy tính và các thiết bị số đang dần dần thay thế con người trong các hoạt động và nghiệp vụ, tuy nhiên chúng không thể thay thế được việc quản trị và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho doanh nghiệp.

Dù vậy, cũng không thể phủ nhận tác động tích cực của kỹ thuật số lên mọi mặt của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả công tác quản trị. Mặc dù không thể ra quyết định thay con người, công nghệ lại là trợ thủ đắc lực của nhà quản lý, giúp tổng hợp và xử lý dữ liệu ở tốc độ cao, giúp nhà quản lý cập nhật ngay lập tức những thông tin mới nhất. Các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp nhà quản lý nắm được tình hình mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng như các dự đoán trong tương lai để từ đó đưa ra quyết định hợp lý nhất.

Chỉ cần nắm bắt và tận dụng tốt được những xu hướng quản trị trên, nhà điều hành doanh nghiệp sẽ gia tăng hiệu quả quản lý, đưa ra các quyết định sáng suốt và kịp thời giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Có thể bạn quan tâm: 
>> Trọn bộ tài liệu cho CEO quản trị doanh nghiệp từ A – Z
>> Ưu nhược điểm của 3 mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại nhất hiện nay
>> Quản lý nhân sự bằng excel: đơn giản nhưng nhiều nhược điểm
>> 4 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp đa chi nhánh
>> 6 lý do nên dùng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]