Quản lý - điều hành Kỹ năng lãnh đạo Tổng hợp những phương pháp tạo động lực cho nhân viên hiệu...

Nhân viên công sở đôi lúc không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề từ công việc và cuộc sống. Vậy làm cách nào để tạo động lực cho nhân viên? Dưới cương vị một người lãnh đạo, hãy nghiên cứu vấn đề này dưới đây. 

tạo động lực cho nhân viên như thế nào
Tạo động lực cho nhân viên cũng là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng

1. Nguyên nhân làm cho tinh thần nhân viên xuống dốc

Có khá nhiều nguyên nhân tác động đến tinh thần người nhân viên khiến cho họ suy nghĩ nhiều và rất dễ mất tập trung gây sao lãng trong công việc. Người lãnh đạo phải là người tinh tế, thấu hiểu cảm giác của người làm công.

Từ đó, mới có những kế hoạch tạo động lực cho nhân viên. Trong phần này tôi xin đưa ra một số nguyên nhân làm cho tinh thần nhân viên xuống dốc và đề xuất cách giảm stress trong công việc.

Nguyên nhân nhân viên bị stress
Nguyên nhân nhân viên bị stress

1.1 Áp lực từ công việc

Áp lực công việc ở đây có thể đến từ số lượng công việc quá lớn. Một người nhân viên bình thường làm việc 8 tiếng một ngày. Nếu số lượng công việc quá nhiều và thời hạn gấp rút đồng nghĩa với việc người nhân viên đó cần tăng ca muộn hơn.

Thực tế, trường hợp này đôi khi xảy ra vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu tăng ca thường xuyên thì về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên sẽ gặp nhiều hệ lụy.

Tác hại của việc thức khuya hay bức xạ độc hại từ thiết bị công nghệ ảnh hưởng đến thể chất chỉ là một phần. Hậu quả của nó thường thấy ở lâu dài. Thế nhưng, gần nhất là nhân viên sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi,… Không thể tập trung vào làm việc một cách hiệu quả.

Mỗi ngày trải qua, cách làm việc này không thể tạo động lực cho nhân viên làm việc. Nó làm cho trạng thái làm việc của người làm việc này rất chán nản.

>> Tìm hiểu thêm: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Cách lập timeline công việc

1.2 Áp lực từ sếp

Đi làm cũng cần có những niềm vui nơi công sở. Khi đó, nhân viên mới có lý do để tiếp tục đồng hành cùng công ty. Nếu một nhân sự bước chân vào một công ty với sự gia trưởng, hách dịch từ cấp trên thì cũng đáng e ngại.

áp lực của nhân viên áp lực từ sếp
Nhân viên thường căng thẳng tột độ trước những áp lực từ lãnh đạo

Một môi trường công sở như vậy là nơi ý kiến sếp là lớn nhất. Nhân viên chỉ là người triển khai mà không thể phản bác hay nêu lên quan điểm cá nhân thì rất khó để đội ngũ phát triển.

Lâu ngày, nó dần hình thành nên trạng thái bức bối cho nhân viên. Muốn tạo động lực cho nhân viên trong trường hợp này rất khó.

1.3 Áp lực từ gia đình 

Cuộc sống người trưởng thành luôn xoay quanh cơm, áo, gạo, tiền. Đôi khi, gia đình nhân viên có xảy ra một số chuyện khiến họ lo nghĩ, gồng mình lên chịu đựng.

Nhân viên không thể đem chuyện cá nhân đem chia sẻ xung quanh. Điều này làm tâm trạng muộn phiền, u uất.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cũng cần một chút tinh tế để nhận ra. Thế nhưng trong trường hợp này, bạn nên làm gì để vực lại tinh thần nhân sự mà không vượt quá giới hạn riêng tư?

1.4 Áp lực đồng nghiệp

Một môi trường công sở tập hợp nhiều con người giữ trong mình các tính cách hoàn toàn khác. Có đồng nghiệp thân thiện và đồng nghiệp không thân thiện. Có đồng nghiệp nhiệt tình nhưng cũng có đồng nghiệp khá lạnh nhạt.

Khi gặp được đồng nghiệp giỏi, các nhân sự có sự trao đổi học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm. Công ty sẽ nhận thêm một số thành tích, điều này mang ý nghĩa rất tích cực. Tuy nhiên, cũng có khi nhân sự không thể hòa đồng, bị lạc lõng và hay mất tập trung trong lúc làm việc.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

2. 7 Cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả

Một công ty thành công, hãy nhìn vào bộ máy nhân sự công ty. Nhìn vào lãnh đạo là người như thế nào. Một công ty thành công là một công ty có lãnh đạo có nghệ thuật quản lý nhân viên và tạo động lực cho nhân viên và nhân sự luôn hết mình cống hiến.

2.1 Xây dựng môi trường công sở

Không ai muốn gắn bó trong một không gian tẻ nhạt và tiêu cực. Vì vậy, việc có một không gian làm việc khang trang, đủ ánh sáng và vui vẻ sẽ khiến công việc trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.

Thực chất, cải tạo không gian làm việc không cần quá tốn kém. Người quản lý chỉ cần đảm bảo trang thiết bị phù hợp, loại bỏ các máy móc đã quá cũ kỹ. Đồng thời, doanh nghiệp nên có người phụ trách lau dọn để mọi thứ luôn tươm tắt, gọn gàng.

Bạn cũng có thể bổ sung thêm các góc trưng bày ảnh tập thể, phần thưởng hoặc thành tựu của doanh nghiệp. Nó không chỉ khiến môi trường làm việc thêm chuyên nghiệp mà còn tạo sự hứng khởi cho nhân viên.

2.2 Quan tâm đến cảm nhận của nhân viên

Lãnh đạo hãy tập quan sát cảm nhận, cảm giác của nhân viên. Xem thử mỗi ngày nhân sự dưới ban mình quản lý có cảm xúc như thế nào. Sếp hãy đủ tinh tế và nhạy cảm nhận ra cảm xúc của nhân viên.

cách tạo động lực cho nhân viên quan tâm cảm nhận
Lãnh đạo nên lắng nghe những cảm nhận của nhân viên

Nhân viên có khó khăn trong công việc, hãy nhờ nhân sự khác giúp đỡ. Nếu gia đình nhân viên có chuyện, sếp hãy bỏ một chút thời gian hỏi han, chia sẻ áp lực của nhân viên.

Nếu được sếp quan tâm đến đời sống cá nhân, nhân sự đó sẽ rất yên tâm và cảm giác như đời sống của mình được chăm lo, được quan tâm. Điều này khiến cho trăm ngàn nỗi lo của nhân viên trở nên nhẹ nhàng hơn. Đó là minh chứng cho câu “ Sếp tạo động lực cho nhân viên làm việc”

2.3 Ghi nhận công lao

Dù công lao có lớn hay nhỏ, sếp hãy tập trân trọng công sức của nhân viên. Không ai muốn một kế hoạch bản thân tốn công sức và đặt cả niềm tin vào mà không được ai công nhận, không có ai xem trọng.

Thêm vào đó, việc làm thiếu tế nhị này không những không tạo động lực cho nhân viên mà còn gây ra một số tổn thương cho nhân viên. Khiến cho nhân viên đó nhụt ý chí, không dám bước ra khỏi vùng an toàn

2.4 Chia sẻ phản hồi tích cực

Điều tuyệt vời nhất là công việc của bạn nhận được sự công nhận từ đối tác, khách hàng. Đây là một trong những yếu tố chính về sự hài lòng trong công việc.

Đôi khi, các phản hồi này có tác dụng to lớn hơn cả lời khen ngợi, khen thưởng từ các cấp lãnh đạo hay trưởng bộ phận. Bởi lẽ, mục tiêu cuối cùng của tổ chức vẫn là mang lại giá trị cho xã hội, cho người dùng.

Do đó, nếu khách hàng của bạn bày tỏ sự đánh giá cao về nghiệp vụ, thái độ hay chất lượng sản phẩm, dịch vụ bạn nên chia sẻ niềm vui này với đội ngũ. Khi bạn cho nhân viên biết rằng những nỗ lực của họ đang được hồi đáp, nó sẽ thúc đẩy động lực làm việc lên cao nhất. Mặt khác, việc này còn tạo nên sự kết nối, tự hào hơn về thương hiệu và doanh nghiệp.

2.5 Công bằng với nhân viên

Là người quản lý, bản thân lãnh đạo là người công tâm. Lấy sự công bằng để đối đãi với mọi người. Sếp hãy đảm bảo rằng, người xứng đáng nhận được sự đãi ngộ tốt chính là người cống hiến nhiều nhất. Nếu có nhiều người cống hiến hãy đảm bảo mức đãi ngộ của họ là ngang bằng nhau. 

Lãnh đạo phải là người đứng giữa, công tâm đừng thiên vị bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Điều này chỉ có thể tạo động lực cho nhân viên bên được thiên vị còn lại sẽ là sự bất mãn đối với những nhân viên khác.

2.6 Thực chiến thực tế

Những bí quyết chỉ là lý thuyết nói suông, thực tế như thế nào tùy vào cách giao tiếp mỗi người. Bất kỳ một kỹ năng bào cũng phải học không riêng gì kỹ năng tạo động lực cho nhân viên. Bản thân lãnh đạo cần phải trau dồi nhiều thứ hơn, quan tâm đến những cộng sự của mình hơn.

Đương nhiên, chúng ta không thể thay đổi tính cách trong thời gian vài ngày. Thay đổi nhận thức, thay đổi góc nhìn nó là cả một quá trình học hỏi, quan sát và cố gắng. Nếu bạn là lãnh đạo, hãy cố gắng thay đổi cách quản lý nhân viên dưới một góc độ tinh tế và tình cảm hơn.

2.7 Tạo dựng con đường phát triển

Tất cả chúng ta đều muốn biết mình đang đi đâu đó và tập trung vào bước tiếp theo đó. Hỏi nhân viên của bạn những gì họ muốn từ sự nghiệp của họ và vạch ra những gì họ cần làm để đạt được điều đó.

Phát triển các cuộc trò chuyện với các thành viên trong nhóm để thiết kế con đường sự nghiệp. Điều này tạo ra động lực để tiến tới giai đoạn tiếp theo và giúp họ cảm thấy mình đang ở trong một hành trình dài và hiệu quả trong công ty.

3. Để tạo động lực cho nhân viên người lãnh đạo cần có những tố chất gì?

Trước mắt để tạo động lực cho nhân viên, thì Leader, lãnh đạo cần có một số các tố chất sau:

3.1 Tốc độ

Người lãnh đạo phải có tốc độ làm việc nhanh chóng, gọn gàng, đúng deadline. Nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chất lượng trong từng con số, tỉ mỉ trong từng bản kế hoạch. Một người lãnh đạo giỏi, tốc độ làm việc nhanh gọn sẽ khiến nhân viên nể phục.

Lãnh đạo là người có bản lĩnh, sáng tạo, nhanh nhẹn
Lãnh đạo là người có bản lĩnh, sáng tạo, nhanh nhẹn

Hình ảnh một người lãnh đạo làm việc với tốc độ nhanh chóng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc. Không cần phải mở miệng đốc thúc nhân viên làm việc, hãy để hành động của bản thân như một lời nói vô hình đốc thúc nhân viên.

NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC TỪ 20% VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

CTA MGM 02

3.2 Trưng cầu ý kiến

Không ai trên đời vỗ ngực xưng tên nói rằng: “Kiến thức của tôi như đại dương”. Những điều ta biết chỉ như giọt nước trong một đại dương bao la. Dù tài giỏi đến đâu cũng cần phải trao đổi, tiếp thu những ý tưởng mới lạ và độc đáo của những người xung quanh.

Do đó, người lãnh đạo thường xuyên trưng cầu ý kiến của nhân viên. Tạo cảm giác họ được cống hiến ý tưởng, cống hiến trí tuệ. Cấp trên luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ. Đây cũng là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên nơi công sở.

3.3 Phân chia công việc

Mỗi nhân sự đều có phần việc riêng của mình. Mỗi người đều có ưu điểm và nhược điểm để phù hợp với tính chất đối với mỗi bộ phận, đối với từng công việc.

Người lãnh đạo phải nhìn rõ nhân viên phù hợp với công việc như thế nào. Giao cho nhân viên công việc đúng với sở trường của người ấy sẽ làm tối ưu công việc. Công việc được giải quyết nhanh chóng và chuyên nghiệp. 

Lãnh đạo phân chia công việc hiệu quả
Lãnh đạo phân chia công việc hiệu quả

Làm việc ngoài chuyên môn khiến cho nhiều nhân sự rất bối rối trong cách giải quyết. Vì vậy, lãnh đạo phải có phương pháp quan tâm nhân viên, khiến cho nhân viên cảm thấy không quá bất lực. Người lãnh đạo vừa có tâm vừa có tầm chính là lý do để tạo động lực cho nhân viên làm việc một cách hăng say

3.4 Tinh tế – tâm lý – lắng nghe

Tạo động lực cho nhân viên bằng yếu tố tâm lý? Không thể phủ nhận được việc một người sếp tâm lý và hòa đồng có được sự yêu thích của nhân viên.

Lãnh đạo tinh tế, biết lắng nghe (cre: Internet)
Lãnh đạo tinh tế, biết lắng nghe

Đa số, khi đi làm, mọi người đều thích làm việc với sếp tinh tế. Tinh tế trong cách góp ý, dùng từ ngữ nói giảm nói tránh để giảm tổn thương tâm lý nhân viên. Bên cạnh đó, chuyển những sai sót của nhân viên thành một bài học để nhân viên rút kinh nghiệm mà không cần to tiếng, lấn át người khác.

Ngoài ra, sếp phải lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Phân tích xem người đó có xứng đáng với những điều nhân viên đó đang đề cập. Nếu hợp lý thì có thể xem xét, nếu thấy nguyện vọng chưa hợp lý thì sếp cùng nhân viên cần nói chuyện trao đổi vấn đề kỹ hơn.

3.5 Đặt ra nguyên tắc làm việc

Đầu tiên, hãy có nguyên tắc làm việc. Người lãnh đạo nên trình bày rõ quan điểm, cách làm việc cá nhân với nhân viên. Khi làm việc với nhau, có những vấn đề thắc mắc hay có những chỗ chưa hợp lý trong một kế hoạch thì cứ thoải mái trao đổi với nhau, làm tối ưu hóa công việc hơn.

Người sếp xây dựng hình ảnh bản thân thành công trong mắt nhân viên vô tình lại tạo động lực làm việc cho nhân viên. Bản thân người lãnh đạo cần phải đưa tâm lý của nhân viên đặt lên người mình. Làm cho nhân viên cảm thấy sếp là một người rất tâm lý, thoải mái nhưng trong công việc thì vô cùng đáng tin cậy.

Tổng kết

Trên đây là một số chia sẻ về những phương pháp tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất. Khuyến khích nhân viên làm hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu của người quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có nguồn lực vững mạnh để đạt mục tiêu, phát triển kinh doanh. Mong mọi người cùng tham khảo để có thêm những điều đáng để học hỏi nhé. 

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01


 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]