Kiến thức Mẫu kế hoạch kinh doanh và cách xây dựng cụ thể cho...

Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp biết mình là ai, mình cần làm gì và đích đến của mình là gì, từ đó tối ưu hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu và tăng lợi nhuận bán hàng. 

Kế hoạch kinh doanh thường đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt mọi hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 

Việc xác định được một hệ thống chiến lược và kế hoạch kinh doanh thống nhất, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. 

Vậy kế hoạch kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả? Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cần có những yếu tố nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh tại bài viết này. 

Mục lục Hiện

Kế hoạch kinh doanh là gì? Lợi ích cụ thể đối với doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai.

kế hoạch kinh doanh là gì

Bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những thông tin về doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, định hướng, mục tiêu kinh doanh, báo cáo tài chính hay những kế hoạch về marketing và bán hàng. 

Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp. Người ta có thể sử dụng nó để đánh giá ý tưởng, có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư.

Kế hoạch kinh doanh có lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp

Khi thiết lập bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp có thể sở hữu những lợi ích gì?

Giúp doanh nghiệp phát triển hơn

Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đặt nền móng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh của mình. Kế hoạch kinh doanh giống như kim chỉ nam dẫn đường và định hướng cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn trong tương lai. 

Khi không có kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ khó có thể biết được mình cần làm gì và đâu là đích đến. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó, có thể vận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhằm định hướng doanh nghiệp tiến tới thành công.

Giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư

Nếu doanh nghiệp của anh/chị đang trong quá trình cần huy động thêm nguồn vốn, dưới hình thức nhà đầu tư thiên thần, khoản vay kinh doanh, gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc hợp tác lâu dài với một doanh nghiệp khác, một bản kế hoạch kinh doanh là cần thiết, giúp cho các đối tác tiềm năng biết những gì doanh nghiệp của anh/chị đang hướng tới và biết được doanh nghiệp đã có hướng đi rõ ràng trong tương lai. 

Giúp doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Việc đưa ý tưởng của doanh nghiệp thành những hoạt động kinh doanh thành công thực sự không phải là điều dễ dàng. 

Trước khi bắt tay vào triển khai một ý tưởng kinh doanh, một kế hoạch kinh doanh là nền tảng hoàn hảo để đánh giá tính khả thi của các ý tưởng đó. Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung được các ý tưởng và đánh giá tính khả thi của các cơ hội trước khi triển khai, từ đó tiết kiệm được chi phí và nguồn lực đáng kể. 

Giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn

Thấu hiểu khách hàng là chìa khóa để cung cấp một dịch vụ tốt và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp. Phân tích khách hàng là một thành phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào và sẽ giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu của mình. Có được cái nhìn sâu sắc về hành vi của khách hàng là điều tối quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Những nội dung bắt buộc phải có trong một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh, đã đến lúc doanh nghiệp có thể xây dựng bản kế hoạch kinh doanh của mình. Vậy trong bản kinh doanh của doanh nghiệp cần những nội dung chính gì?

nội dung chính của kế hoạch kinh doanh

Nhìn chung, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cần có 6 nội dung chính như sau: 

1. Giới thiệu tóm tắt thông tin về doanh nghiệp 

Đây là phần tổng quan giới thiệu doanh nghiệp, giải thích những gì doanh nghiệp đang làm, định hướng những hoạt động kinh doanh trong tương lai và mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. 

Đọc thêm: 4 tips xây dựng mục tiêu kinh doanh dài hạn dành cho doanh nghiệp 

Phần giới thiệu này có thể tách rời như một tài liệu độc lập bao gồm những điểm nổi bật trong kế hoạch kinh doanh chi tiết. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể chỉ dựa vào bản tóm tắt này để đánh giá doanh nghiệp. Nếu họ cảm thấy ấn tượng, họ thường sẽ yêu cầu một bản kế hoạch hoàn chỉnh, một buổi thuyết trình chi tiết về các thông tin trong bản kế hoạch kinh doanh hoặc các dữ liệu khác sau.

Hãy đảm bảo rằng bản tóm tắt rõ ràng và súc tích nhất có thể, bao gồm các điểm nổi bật chính của doanh nghiệp nhưng không quá chi tiết. Lý tưởng nhất, phần tóm tắt này chỉ nên ngắn gọn trong 1-2 trang, được thiết kế để đọc nhanh và gây kích thích sự quan tâm của người đọc.

Phần giới thiệu tóm tắt thông tin về doanh nghiệp có thể bao gồm những ý chính sau:

Mô tả khái quát về doanh nghiệp (Business Overview)

Doanh nghiệp có thể mô tả khái quát về doanh nghiệp chỉ bằng một câu tóm tắt những hoạt động chính nhất mà doanh nghiệp đang thực hiện. 

Câu này có thể được đặt ở đầu trang, ngay bên dưới tên doanh nghiệp. Để bản kế hoạch kinh doanh trở nên hiệu quả hơn, ở phần này, anh/chị nên viết một câu mô tả những gì doanh nghiệp của anh/chị đang thực sự làm – hay còn gọi là những giá trị mà doanh nghiệp đem lại (value proposition). 

Giải pháp kinh doanh mà doanh nghiệp đang thực hiện (Problem)

Tóm tắt trong 1-2 câu về vấn đề mà doanh nghiệp đang giải quyết và cung cấp giải pháp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều đang giải quyết một vấn đề cho khách hàng, đồng thời nỗ lực tìm kiếm chỗ đứng của mình trên thị trường.

yếu tố của kế hoạch kinh doanh

Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp (Target market) 

Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…

Đối với ý này, hãy nêu khái quát ai là khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp? Số lượng khách hàng đang có sẵn là bao nhiêu? Hãy nêu ra những điểm đặc trưng nhất đối với từng nhóm khách hàng đó.

Đọc thêm: Thị trường mục tiêu là gì & 6 bước xác định và triển khai hiệu quả cho mọi Doanh Nghiệp

Đối thủ cạnh tranh (Competitor) 

Giải pháp mà doanh nghiệp đang cung cấp tới cho khách hàng là gì? Những giải pháp đó là độc nhất hay có các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường? Mỗi doanh nghiệp đều có hình thức cạnh tranh riêng, và anh/chị hãy đề cập đến chúng trong chương Giới thiệu về doanh nghiệp trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

Tóm tắt về tình hình tài chính của doanh nghiệp (Financial Summary)

Hãy nêu ra các khía cạnh nổi bật của kế hoạch tài chính, bao gồm biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến ​​của doanh nghiệp. Anh/chị cũng có thể dùng những dữ liệu này để giải thích thêm về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Anh/chị có thể tìm hiểu thêm về các mô hình kinh doanh hiệu quả tại bài viết: Mô hình kinh doanh là gì? 7 mô hình kinh doanh thành công nhất hiện nay

Khả năng kêu gọi vốn của doanh nghiệp (Funding requirement) 

Nếu anh/chị đang xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục đích chính là đi kêu gọi vốn, hãy liệt kê chi tiết những gì mà anh/chị cần trong ý này. Đừng vội bận tâm đến độ lớn nhỏ của các khoản đầu tư, vì điều đó sẽ luôn luôn được thương lượng sau khi nhà đầu tư có hứng thú với doanh nghiệp. Anh/chị chỉ cần cho biết mình cần phải huy động số lượng vốn là bao nhiêu.

Những kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được 

Một ý vô cùng quan trọng cuối cùng trong chương này mà các nhà đầu tư muốn tìm hiểu là những gì mà doanh nghiệp đã thực hiện cho đến nay và các mục tiêu mà doanh nghiệp dự định sẽ đạt được trong tương lai. Hãy làm nổi bật những kết quả tích cực, ví dụ như khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đã đặt mua một số lượng lớn sản phẩm / dịch vụ hay những giá trị mà doanh nghiệp có thể cung cấp tới cho khách hàng.

Nhìn chung, để thiết lập nội dung cho phần đầu của bản kế hoạch kinh doanh này, doanh nghiệp có thể đặt ra một số câu hỏi sau:

  • Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
  • Phân khúc thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng là gì?
  • Doanh nghiệp đã đạt được những gì và mục tiêu kỳ vọng trong tương lai là gì?
  • Doanh nghiệp cần kêu gọi vốn bao nhiêu? 

2. Giới thiệu về những cơ hội của doanh nghiệp

Ở phần này của kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau: Doanh nghiệp đang bán sản phẩm gì? Doanh nghiệp đang giải quyết các vấn đề phát sinh như thế nào? Đâu là thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm / Dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế gì?

giới thiệu về cơ hội của doanh nghiệp

Đối với phần này, doanh nghiệp cần liệt kê một số những ý chính sau.

Vấn đề và giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp (Problem & Solution)

Hãy xác định rõ những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải cũng như điểm đau của họ là gì. 

Khi nhận biết được vấn đề khách hàng đang gặp phải, doanh nghiệp có thể cung cấp được giải pháp như thế nào để giải quyết được vấn đề của khách hàng? 

Trong phần này, doanh nghiệp nên mô tả chi tiết giải pháp của mình: Đó là gì và giải pháp được cung cấp như thế nào, giải pháp sẽ đem lại lợi ích gì tới khách hàng, các gói sản phẩm khác nhau là gì,… Có thể các giải pháp hiện tại còn rất tốn kém hoặc phức tạp, nhưng đừng ngại đề cập đến chúng trong bản kế hoạch kinh doanh.

Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (Buyer Persona) 

Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.

Buyer persona được xây dựng dựa trên những nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế và những phỏng đoán có cơ sở về đối tượng tiềm năng và khách hàng hiện tại.

Việc xác định chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp tập trung thời gian vào những khách hàng tiềm năng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu và tổ chức đội ngũ từ marketing, bán hàng tới chăm sóc khách hàng. 

Từ đó giúp tăng cơ hội chuyển đổi cho các chiến dịch sale và marketing; tăng mức độ hài lòng của khách hàng; tăng giá trị đơn hàng và tệp khách hàng trung thành. 

chân dung khách hàng

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp (Competitor) 

Bên cạnh việc xác định chân dung khách hàng, việc nêu rõ được đối thủ cạnh tranh là ai cũng rất quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh. 

Đừng quên nhấn mạnh rằng giải pháp của doanh nghiệp khác biệt hoặc tốt hơn các sản phẩm / dịch vụ khác mà khách hàng có thể xem xét. Sự so sánh này nên áp dụng cho cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp. 

Doanh nghiệp cũng có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của mình bằng cách áp dụng mô hình SWOT và so sánh 4 yếu tố đó với đối thủ để tối ưu điểm mạnh để nắm bắt cơ hội và khắc phục điểm yếu để phòng tránh rủi ro hiệu quả. 

Đọc thêm về mô hình SWOT tại bài viết: SWOT là gì? Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

Để xây dựng được phần này của bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp có thể đặt ra một số những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Họ có những đặc điểm gì?
  • Vấn đề chính mà khách hàng gặp phải là gì?
  • Giải pháp mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì? 

3. Kế hoạch triển khai kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để nắm lấy cơ hội và biến nó thành lợi thế ? Phần này bao gồm kế hoạch marketing & bán hàng, cách vận hành doanh nghiệp cũng như cách doanh nghiệp đo lường thành công.

Kế hoạch marketing & bán hàng (Marketing & Sale plan)

Phần kế hoạch marketing & sales cho biết cách doanh nghiệp dự định tiếp cận với phân đoạn thị trường mục tiêu, bán hàng trong đó, định giá sản phẩm cho phù hợp và loại hoạt động và quan hệ đối tác nào mà doanh nghiệp cần. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đã xác định rõ ràng thị trường mục tiêu và buyer persona trước đó.

Định vị doanh nghiệp trên thị trường (Positioning)

Định vị là cách doanh nghiệp giới thiệu và truyền thông thương hiệu tới khách hàng. Doanh nghiệp của anh/chị có phải là nguồn cung cấp sản phẩm / dịch vụ giá rẻ hay một thương hiệu cao cấp? Có sản phẩm / dịch vụ nào của doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh không cung cấp hay không?

định vị doanh nghiệp

Để định vị doanh nghiệp trong bản kế hoạch kinh doanh, anh/chị có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp cung cấp các tính năng hoặc lợi ích khác biệt nào với đối thủ?
  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng của doanh nghiệp là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp tự định vị như thế nào?
  • Làm thế nào để có thể phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ? Nói cách khác, tại sao một khách hàng nên chọn doanh nghiệp thay vì đối thủ?
Định giá sản phẩm (Pricing) 

Việc định giá sản phẩm hay dịch vụ thường không phải là điều dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp. Khi định giá sản phẩm quá cao, doanh nghiệp sẽ bỏ qua những cơ hội bán hàng và những khách hàng tiềm năng có giá trị. Nhưng khi định giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ mất đi những khoản doanh thu bán hàng quan trọng. Vì vậy, việc lên chiến lược định giá sản phẩm phù hợp là điều mà các nhà quản lý cần chú trọng.

Trên thực tế, có rất nhiều chiến lược định giá sản phẩm đang được áp dụng trên thế giới và cho nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy các chiến lược định giá sản phẩm đó là gì?

Về cơ bản, doanh nghiệp có thể áp dụng 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến như:

  • Định giá sản phẩm cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
  • Định giá theo chi phí (Cost-Based Pricing)
  • Định giá xâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy)
  • Định giá tiết kiệm (Economy Pricing Strategy)
  • Định giá Premium (Premium Pricing Strategy)
  • Định giá Freemium (Freemium Pricing Strategy)
  • Định giá theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing Strategy)
  • Định giá theo gói sản phẩm (Bundle Pricing Strategy)
  • Định giá theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
  • Định giá linh động (Dynamic Pricing Strategy)

Đọc thêm về cách định giá sản phẩm hiệu quả tại bài viết: Định giá sản phẩm là gì? 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

Phân phối sản phẩm (Distribution) 

Phân phối là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Mỗi ngành đều có các kênh phân phối khác nhau, và cách tốt nhất để tạo ra kế hoạch phân phối là phỏng vấn những người khác trong ngành của bạn để tìm hiểu mô hình của họ. Dưới đây là một số mô hình phân phối phổ biến mà anh/chị có thể tham khảo:

  • Trực tiếp (Direct): Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 
  • Phân phối bán lẻ (Retail distribution): Thông qua các doanh nghiệp phân phối lớn có các sản phẩm tổng hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
  • Đại diện của nhà sản xuất: Đây là những người có mối quan hệ với các nhà bán lẻ, nhà phân phối và sẽ làm việc để bán sản phẩm của doanh nghiệp vào kênh thích hợp. Việc của doanh nghiệp là cho họ một khoản hoa hồng 

phân phối sản phẩm trong kế hoạch kinh doanh

Giả định về các rủi ro (Risks) 

Cuối cùng, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nên nêu ra chi tiết các giả định chính, trong đó bao gồm các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khi doanh nghiệp đã xác định được các giả định của mình, doanh nghiệp có thể tìm cách chứng minh rằng giả định đó là chính xác. Càng nhiều giả định được giảm thiểu, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sẽ thành công.

Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời để thiết lập được phần này trong bản kế hoạch kinh doanh có thể được kể đến như:

  • Các kênh tiếp thị, truyền thông hiệu quả của doanh nghiệp là gì?
  • Doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược định giá sản phẩm nào?
  • Các chiến lược định giá của doanh nghiệp khác gì so với đối thủ?
  • Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể lường trước được là gì? 

4. Giới thiệu về nguồn lực của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các team tuyệt vời để hiện thực hóa những ý tưởng tuyệt vời. Trong phần này, hãy mô tả nguồn lực nhân sự hiện tại mà doanh nghiệp đang sở hữu và những người mà doanh nghiệp cần bổ sung trong tương lai.

Đội ngũ quản lý (Management team) 

Ở phần này, hãy giới thiệu rõ những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp và nói rõ chủ trương và chiến lược mà họ đề ra cho doanh nghiệp. 

Một đội ngũ quản lý tuyệt vời cũng cho thấy rằng doanh nghiệp đã sẵn sàng để phát triển và thành công. Một đội ngũ quản lý điển hình bao gồm thông tin cơ bản của mỗi thành viên trong nhóm với đánh giá về trình độ, kinh nghiệm và các thành công có liên quan của họ. 

Cơ cấu tổ chức (Organization Chart) 

Việc mô tả những vai trò chính trong doanh nghiệp cũng là một nội dung cần thiết của mỗi bản kế hoạch kinh doanh. Khi nhìn vào cơ cấu tổ chức, các nhà đầu tư cũng có thể hiểu rõ hơn doanh nghiệp của anh/chị đang hoạt động như thế nào. Các nhà quản lý cũng có thể nhìn ra được vị trí nào còn thiếu cần bổ sung trong tương lai.

5. Báo cáo tài chính

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không thể đầy đủ nếu thiếu đi phần báo cáo tài chính. 

Trong phần này của bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần bao gồm những ý chính sau.

Dự báo doanh số (Sales Forecast) 

Dự báo doanh số là dự đoán của doanh nghiệp về doanh số mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Nếu doanh số được dự đoán là tăng, doanh nghiệp có thể được nhìn nhận là phát triển tốt và có khả năng đạt được lợi nhuận cao.

Doanh nghiệp có thể mô tả doanh số bán hàng dự kiến dưới dạng bảng và kẻ thành nhiều hàng. Với mỗi hàng ứng với một sản phẩm / dịch vụ cốt lõi mà doanh nghiệp đang cung cấp, bên dưới đó sẽ có một hàng miêu tả COGS (chi phí giá vốn) tương ứng. 

dự báo kinh doanh

Báo cáo lợi nhuận (Income Statement) 

Báo cáo lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp biết được mình đang lãi hay lỗ và có lợi nhuận hay không.

Báo cáo lợi nhuận thường có những yếu tố chính như:

  • Doanh số: Đến từ dự báo doanh số của doanh nghiệp hoặc doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra
  • Giá vốn hàng bán (COGs): Chi phí sản phẩm, chi phí sản xuất, chi phí đầu vào,…
  • Tổng lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy doanh số trừ đi tổng chi phí bán sản phẩm. 
  • Chi phí hoạt động: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp như: chi phí thuê nhân sự, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí quảng cáo,…
  • Tổng chi phí: là chi phí hoạt động cộng thêm lãi suất, thuế, khấu hao và trả góp.
  • Lợi nhuận ròng: là con số thể hiện doanh nghiệp đã kiếm được lợi nhuận hay bị thua lỗ trong một tháng hoặc năm cụ thể.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo dõi số tiền mà doanh nghiệp đang sở hữu  tại bất kỳ thời điểm nào.

Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ điển hình được tính bằng công thức: Số tiền ban đầu + (Số tiền vào – Số tiền ra ) = Số tiền hiện có

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho doanh nghiệp thấy thời điểm nào số tiền mà doanh nghiệp sở hữu đang ít nhất. Điều quan trọng nhất là báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp tính ra số tiền cần gọi vốn hoặc vay vốn để phát triển doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) 

Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán cũng giúp doanh nghiệp liệt kê các tài sản, các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. 

6. Phụ lục 

Phụ lục cho kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không phải là một phần bắt buộc, nhưng đây là cách hữu ích để doanh nghiệp có thể mô tả kỹ hơn bất kỳ biểu đồ, bảng biểu, định nghĩa, ghi chú hoặc thông tin quan trọng nào khác chưa có trong kế hoạch kinh doanh. 

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, doanh nghiệp hãy sử dụng ngay bộ giải pháp phần mềm MISA AMIS Văn Phòng Số – Xây dựng môi trường làm việc loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, giúp nâng cao năng suất nhân sự, tiết kiệm chi phí, kiến tạo văn hoá làm việc số, từ đó gia tăng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.

Một vài lưu ý khi xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp 

Làm thế nào để xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả? 

Bản kế hoạch kinh doanh nên ngắn gọn

Doanh nghiệp nên xây dựng bản kế hoạch kinh doanh một cách ngắn gọn và trình bày những thông tin nào thật sự quan trọng và cần thiết. Bởi sẽ không có nhà đầu tư hay bất cứ ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài 40 trang hoặc 100 trang.

Nếu có những thông tin như bảng biểu hay biểu đồ, doanh nghiệp có thể đưa chúng vào phần phụ lục của mình để cho những nội dung chính được ngắn gọn hơn. 

kế hoạch kinh doanh ngắn gọn

Bản kế hoạch kinh doanh nên được viết dễ hiểu

Hạn chế dùng những từ “đao to búa lớn” hay những từ quá vĩ mô thường xuyên trong bản kế hoạch kinh doanh. Hãy sử dụng từ ngữ lịch sự và dễ hiểu để các nhà đầu tư hay đội ngũ nhân viên không quá đau đầu khi đọc bản kế hoạch kinh doanh

Xác định mục tiêu cụ thể 

Trong bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu của mình trong dài hạn hoặc một khoảng thời gian cụ thể. 

Hãy đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt để các nhà đầu tư và người đọc biết doanh nghiệp đang hướng đến đâu. Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu.

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: 

  • Specific (Cụ thể) 
  • Measurable (có thể Đo lường được) 
  • Actionable (Tính Khả thi) 
  • Relevant (Sự Liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

Đọc thêm: Mô hình SMART là gì? 05 bước xây dựng mục tiêu Marketing theo phương pháp SMART

Ví dụ về mẫu kế hoạch kinh doanh 

Anh/chị có thể download bản mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhất tại đây: 

Bấm vào ảnh để tải về toàn bộ mẫu kế hoach kinh doanh trên excel

Ví dụ về mẫu kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng bán đồ ăn chay 

  • Giới thiệu tóm tắt thông tin về doanh nghiệp 
  • Năm thành lập: 2016
  • Giá trị cốt lõi: Giúp khách hàng khỏe mạnh hơn bằng cách cung cấp đồ ăn chất lượng 
  • Thị trường mục tiêu: Nhóm đối tượng nhân viên văn phòng
  • Đối thủ cạnh tranh: Các cửa hàng chay trên địa bàn Hà Nội như Peace Vegan, Ha Thanh Vegan,…
  • Cơ hội của doanh nghiệp 
  • Vấn đề và giải pháp

Nhu cầu ăn uống sạch và có lợi cho sức khỏe ngày càng cao. Giới văn phòng và nhiều người không có thời gian nấu nướng, việc nhịn ăn hoặc mỗi bữa tìm kiếm một quán ăn không hiệu quả.

Việc ăn chay sẽ giúp dân văn phòng nói riêng và khách hàng nói chung có nhu cầu ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. 

  • Thị trường mục tiêu

Dân văn phòng, người lớn từ x tuổi trở lên, cư trú và / hoặc làm việc trong khắp thành phố Hà Nội, là những người có nhu cầu ăn ít đạm và có xu hướng thích đồ chay.

  • Chân dung khách hàng

Tuổi: từ x tuổi đến y tuổi

Giới tính: cả nam và nữ

Mức thu nhập: trên x triệu đồng/tháng

Quan tâm tới đồ ăn chay 

  • Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: các quán cơm, nhà hàng chay

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: các chuỗi thức ăn nhanh, máy bán hàng tự động

Lợi thế của X: có ship hàng, tập trung vào dinh dưỡng, độ ăn chay lành mạnh

  • Kế hoạch triển khai 
  • Marketing & sales:

Tận dụng những kênh marketing online như: Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram,…

Định vị doanh nghiệp

Đồ ăn của nhà hàng luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất, cung cấp cho khách hàng những món ăn có lợi cho sức khỏe.  

  • Định giá sản phẩm

Đồng giá x nghìn đồng / suất cơm gạo lứt

Đồ uống có giá tuỳ loại

Tiền ship x nghìn đồng / km, freeship trong bán kính 2km

  • Phân phối sản phẩm

Bán đồ ăn trực tiếp tại cửa hàng ở trung tâm thành phố Hà Nội

  • Giới thiệu về nguồn lực 

Ban lãnh đạo gồm có chủ cửa hàng, quản lý bếp, quản lý nhân viên,…

Cơ cấu tổ chức bao gồm: chủ cửa hàng đứng đầu, bên dưới là quản lý và cuối cùng là nhân viên

  • Báo cáo tài chính 

Dự báo doanh số:

  • Quý 1: doanh số: a – chi phí giá vốn: b
  • Quý 2: doanh số c – Chi phí giá vốn: d
  • Quý 3: Doanh số: e – Chi phí giá vốn: g 

Báo cáo lợi nhuận 

  • Doanh số: a triệu đồng/tháng
  • Giá vốn hàng bán: b triệu đồng/tháng
  • Tổng lợi nhuận: c triệu đồng/tháng
  • Tổng chi phí: h triệu đồng/tháng
  • Lợi nhuận ròng: k triệu đồng/tháng
  • Phụ lục 

Phụ lục A là biểu đồ tăng trưởng doanh số. Phụ lục B là biểu đồ về chi phí

Tổng kết 

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp đến cho anh/chị những thông tin về kế hoạch kinh doanh như:

  • Định nghĩa kế hoạch kinh doanh
  • Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh
  • 6 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh
  • 3 tips để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả
  • Ví dụ về bản kế hoạch kinh doanh

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác: 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]