Kiến thức nhân sự Đánh giá nhân sự 10 phương pháp đánh giá nhân viên cuối năm hiệu quả cho...

Đánh giá nhân viên cuối năm là hoạt động không thể thiếu tại các doanh nghiệp. Công tác này nhằm đo lường chính xác hiệu quả làm việc và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu suất. Đồng thời đánh giá nhân viên cũng giúp nhà quản trị có định hướng phát triển nguồn lực trong năm tới. MISA AMIS HRM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chí và phương pháp đánh giá nhân viên cuối năm ngay trong bài viết dưới đây.

NHẬN MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CUỐI NĂM THEO VỊ TRÍ TẠI ĐÂY

1. Đánh giá nhân viên cuối năm là gì?

Đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) là quá trình nhà quản lý đưa ra những đánh giá, nhận xét về kết quả công việc. Đồng thời dựa trên kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp và bộ phận, quản lý sẽ hỗ trợ định hướng nhân viên đặt mục tiêu và kế hoạch phát triển cho năm kế tiếp.

đánh giá nhân viên cuối năm
Đánh giá nhân viên – nghiệp vụ không thể thiếu mỗi dịp cuối năm

Mục đích của đánh giá nhân viên cuối năm là:

  • Đánh giá năng lực nhân viên: xác định những kỹ năng và khả năng mà nhân viên mang lại cho công ty, xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ trong công việc cụ thể.
  • Xác định thái độ làm việc của nhân viên: đánh giá thái độ trong quá trình làm việc, xem xét sự cam kết của nhân viên và đóng góp của họ đối với công việc và công ty.

2. 2 tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm

Dưới đây là một loạt các tiêu chí được sử dụng để đánh giá nhân viên vào cuối năm:

2.1 Đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc

Trong nhiều trường hợp, thái độ của nhân viên trong công việc được xem trọng hơn kiến thức và kỹ năng. Nhà quản lý thường ưu tiên lựa chọn nhân viên có thái độ làm việc tích cực hơn là một người có năng lực, nhưng có thái độ làm việc không tốt. Nhân viên có thái độ làm việc tích cực thường có các đặc điểm sau:

  • Tính thật thà và trung thực.
  • Tận trọng và cẩn thận trong mọi công việc.
  • Tự giác trong công việc và sẵn sàng học hỏi.
  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng.
  • Luôn chuyên cần và đúng giờ.
Đánh giá nhân viên cuối năm dựa trên thái độ làm việc
Đánh giá nhân viên cuối năm dựa trên thái độ làm việc

2.2 Đánh giá nhân viên dựa trên năng lực

Thông thường, bảng đánh giá nhân viên cuối năm sẽ dựa vào năng lực làm việc, bao gồm 3 tiêu chí chính:

  • Đánh giá theo Mục tiêu Hành chính: Dựa trên khối lượng và hiệu suất công việc của nhân viên để xác định việc thưởng, thăng chức hoặc sa thải.
  • Đánh giá theo Mục tiêu Phát triển: Đánh giá dựa trên bảng KPI mẫu và các mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn theo ý muốn của nhân viên. Điều này giúp quản lý xác định chiến lược phát triển và hỗ trợ nhân viên để họ có thể đạt được kết quả tốt nhất trong công việc của mình.
  • Đánh giá theo Mục tiêu Hoàn thành Công việc Được Giao: Nhà quản lý sẽ dựa vào kết quả công việc được giao cho mỗi nhân viên để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người. Đánh giá này giúp xác định ai là người có năng lực thực sự và cần thêm đào tạo.

Để nâng cao năng lực làm việc của nhân viên, các doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo và hỗ trợ nhân sự trong việc phát triển bản thân. Trong thực tế, có nhiều phương thức để tổ chức đào tạo nhân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất tối đa của quá trình đào tạo, việc sử dụng các giải pháp công nghệ có thể là một sự lựa chọn thông minh.

3. Quy trình 3 bước đánh giá nhân viên cuối năm

Bước 1: Cung cấp biểu mẫu đánh giá cho nhân viên tự đánh giá và đánh giá chéo

Biểu mẫu đánh giá là một tài liệu quan trọng được cung cấp bởi phòng nhân sự để theo dõi và đánh giá từng cá nhân trong các phòng ban khác nhau. Thông qua biểu mẫu này, các nhân viên có cơ hội tự đánh giá mình và cung cấp nhận xét về công việc của họ. Điều này không chỉ giúp quản lý hiểu rõ hơn về khả năng và thái độ làm việc của từng người, mà còn tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện quan điểm cá nhân.

Nhân viên cần được cung cấp biểu mẫu đánh giá và cách đánh giá
Nhân viên cần được cung cấp biểu mẫu đánh giá và cách đánh giá

Ngoài ra, nhà quản trị cũng có thể tối ưu hóa quá trình đánh giá bằng cách sử dụng biểu mẫu đánh giá chung để thu thập nhận xét từ góc nhìn của các đồng nghiệp khác. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của phòng ban và cấp bậc nghề nghiệp, có thể áp dụng các loại biểu mẫu đánh giá như tự đánh giá cá nhân, đánh giá đồng nghiệp ngang hàng, đánh giá của quản lý cấp trung, hay đánh giá dựa trên thành tích nhóm. Việc sử dụng biểu mẫu đánh giá mang lại tính minh bạch và khách quan trong quá trình đánh giá nhân viên.

Bước 2: Tổng hợp kết quả đánh giá từ biểu mẫu và chuẩn bị họp tổng kết

Sau khi đã tổng hợp kết quả từ biểu mẫu đánh giá và đã chuẩn bị các kịch bản giao tiếp, nhà quản lý hãy sắp xếp cuộc họp 1-1 trực tiếp. Cuộc gặp này không chỉ giúp làm rõ thông tin, mà còn tạo điều kiện cho nhân viên và quản lý thảo luận về mục tiêu, sự phát triển, và những cải tiến trong tương lai.

Trong buổi meeting 1:1, Có 5 câu hỏi bắt buộc mà nhà quản lý phải tiến hành hỏi nhân viên của mình như sau:

  • Câu hỏi 1: Thành tích của bạn đạt được trong năm qua là gì?
  • Câu hỏi 2: Mục tiêu của bạn trong năm tới là gì?
  • Câu hỏi 3: Theo bạn, bạn có thể phát triển những kỹ năng nào trong năm tới?
  • Câu hỏi 4: Công ty có thể làm gì để giúp bạn có hứng thú đi làm mỗi ngày?
  • Câu hỏi 5: Bạn muốn nhận được phản hồi và tiếp nhận nó như thế nào?

Bước 3: Tiến hành họp tổng kết đánh giá

Nhà quản lý cần nhớ rằng cuộc đánh giá cuối năm là dịp để thảo luận hai chiều, nơi cả nhân viên và quản lý có thể chia sẻ thông tin, ý kiến và nhận xét. Thay vì chỉ đơn giản đọc danh sách thành tích và lỗi lầm của nhân viên, quản lý nên tạo một môi trường thoải mái và cởi mở để trao đổi thông tin một cách chân thành và mang tính xây dựng.

đánh giá nhân viên cuối năm
Các phản hồi về kết quả đánh giá cần được tiếp nhận và xử lý kịp thời

Dựa vào kết quả từ bảng đánh giá nhân sự cuối năm, những nhà quản lý tổng kết và công bố kết quả này. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sự thắc mắc hoặc phát hiện sai sót nào từ phía nhân viên, nhà quản lý cần tương tác và phản hồi trực tiếp để điều chỉnh và làm sáng tỏ. Điều này giúp hạn chế lan truyền thông tin sai lệch, đồn đại và mối quan ngại không cần thiết trong môi trường công ty.

Kết quả đánh giá sẽ được công bố thông qua bảng tin công ty, trang web nội bộ và thông qua email được gửi bởi bộ phận nhân sự tới tất cả nhân viên.

Hãy sử dụng các mẹo dưới đây để có một buổi đánh giá thuận lợi:

  • Mẹo số 1: Phân tích cụ thể, rõ ràng phản hồi tích cực và tiêu cực.
  • Mẹo số 2: Khi khen ngơi, nhà quản lý hãy gợi nhắc về các minh chứng trọng quá khứ. Nhắc nhở hoặc định hướng nhân viên.
  • Mẹo số 3: Cần mang theo một cuốn sổ ghi chép.
  • Mẹo số 4: Cần giữ thái độ ôn hòa với nhân viên xuyên suốt buổi họp đánh giá.

>>> Tham khảo: Top các phần mềm đánh giá nhân viên hiệu quả nhất

4. Form đánh giá nhân viên cuối năm 

  • Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CUỐI NĂM

Kính gửi: Ban giám đốc Công ty………………

Phòng Hành Chính Nhân Sự

Bộ phận (Phòng ban): ………………………………………………………………………………..

Người đánh giá: …………………………………………………..Chức vụ: ………………………

Xin thông báo kết quả làm việc của nhân viên như sau:

Họ và tên nhân viên: ……………………………………………Vị trí: …………………………..

Bộ phận (Phòng ban): ………………………………………………………………………………

Thời gian làm việc từ ngày ……………………………………đến ngày ……………………….

Lưu ý: Người đánh giá, nhận xét tích (x) vào ô tương ứng.

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
1 Chấp hành nội quy
Tuân thủ giờ làm việc, nội quy lao động
Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của Công ty
2 Tác phong
Ăn mặc lịch sự
Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh nơi làm việc
Nhanh nhẹn, linh hoạt
3 Mối quan hệ
Với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng
Giải quyết yêu cầu của khách hàng kịp thời
Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ
Xuất sắc Khá TB Kém
4 Công việc
Tinh thần hợp tác trong công việc
Chất lượng, số lượng công việc đã hoàn thành
Mức độ hiểu biết công việc được giao
Khả năng tiếp thu công việc
Hiểu rõ nghiệp vụ công việc
Kiến thức chuyên môn thích hợp với công việc
Mức độ tin cậy
Tính kỷ luật
Khả năng làm việc độc lập, sự chủ động trong công việc
Sự sáng tạo trong công việc
Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của Công ty
Tinh thần học hỏi, cầu tiến
Chấp hành mệnh lệnh của quản lý
5 Kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
Kỹ năng làm việc nhóm
Thao tác thực hiện kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục,…
Kỹ năng xử lý vấn đề
Kỹ năng hoạch định công việc, tổ chức quản lý
Kỹ năng thích ứng với công việc/áp lực công việc
6 Sử dụng trang thiết bị
Sử dụng thành thạo máy móc thiết bị
Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của Công ty
TỔNG SỐ ĐIỂM

(Cột đánh giá nào đánh dấu nhiều nhất thì sẽ đánh giá nhân viên theo cấp độ đó).

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ:

Ưu điểm của nhân viên:……………………………………………………………………….

Nhược điểm của nhân viên:…………………………………………………………………..

Đánh giá chung:………………………………………………………………………………..

Kiến nghị:………………………………………………………………………………………..

Giám đốc xét duyệt:

………, ngày … tháng … năm 20…

   Người lập phiếu đánh giá

(Ký, ghi rõ họ tên)

>>> Tải ngay mẫu đánh giá nhân viên cuối năm TẠI ĐÂY

  • Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm số 2
LOGO CÔNG TY ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CUỐI NĂM NĂM ….

Tên CBNV: ……………………………………………………………………………………………..

Chức danh:……………………………………… Phòng ban:…………………………………………

Hướng dẫn thực hiện:

Cán bộ nhân viên (CBNV) tự đánh giá, cho điểm theo năng lực làm việc của bản thân theo các tiêu chí có sẵn (thang điểm tự đánh giá từ 1 – 5 tùy vào khả năng làm việc của từng CBNV).

Dựa vào kết quả đánh giá, từng nhân viên sẽ có số điểm cụ thể và tự động được xếp loại theo quy định để đảm bảo tính khách quan.

Bảng thang điểm đánh giá nhân viên cuối năm được lập không thông qua cấp quản lý, chuyển thẳng qua phòng Hành chính Nhân sự trong vòng 02 ngày kể từ ngày thang điểm chuyển đến nhân viên.

PHẦN I: NHÂN VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

A- CBNV tự đánh giá quá trình làm việc trong năm … của mình và đưa ra ý kiến, đề xuất.

  1. 1. Tóm tắt chức năng, công việc chính của bạn trong thời gian vừa qua?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bạn nhận thấy kết quả công việc thời gian qua của bản thân như thế nào: tốt, đạt yêu cầu, kém? Giải thích lý do tại sao?

…………………………………………………………………….…………………………………………………………………….

  1. Điều gì khiến bạn thích và không thích khi làm việc tại công ty trong thời gian qua? Bạn có ý kiến gì để đóng góp cho sự phát triển của công ty trong thời gian sắp tới (Quản lý nhân sự, quy trình bán hàng, giao hàng, nội qui, phúc lợi, tiền lương… ) hay không?

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Bạn làm gì để nâng cao chất lượng công việc ở vị trí hiện tại?

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Mục tiêu, kế hoạch trong năm tiếp theo của bạn là gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

B- CBNV tự cho điểm theo năng lực làm việc của mình theo các tiêu chí sau đây: 

Đánh giá nhân viên cuối năm dựa vào số điểm/thang điểm tự đánh giá như sau:

  • Tổng điểm: 70 –80: Tốt
  • Tổng điểm: 60 – 70: Khá
  • Tổng điểm: 50 – 60: Trung bình
  • Tổng điểm: 30 – 50: Yếu
Tiêu chí Điểm đánh giá
1. Kiến thức công việc ____ điểm
2. Kiến thức chuyên môn ____ điểm
3. Kỹ năng quản lý thời gian ____ điểm
4. Lập kế hoạch công việc và làm báo cáo công việc với cấp trên ____ điểm
6. Kỹ năng giao tiếp ____ điểm
7. Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành ____  điểm
8. Tính kỷ luật của bản thân trong công việc ____ điểm
9. Sự sáng tạo ____ điểm
10. Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định ____ điểm
11. Kỹ năng làm việc theo nhóm và mở rộng công việc ____ điểm
12. Mức độ hoàn thành công việc được giao ____ điểm
13. Khả năng làm việc độc lập và sự linh hoạt trong công việc ____  điểm
14. Mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác ____ điểm
16. Tuân thủ nội quy, quy định của công ty ____ điểm

Tổng điểm: ………….

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ

  1. Điểm mạnh của nhân viên

Đưa ra những điểm mạnh của nhân viên khi đánh giá công tác:………………………………

  1. Các điểm cần cải thiện

Những đề nghị mà nhân viên cần chỉnh sửa và cải thiện:………………………………………

  1. Kiến nghị

Đề xuất của quản lý đối với nhân viên được đánh giá:……………………………………………

……….Ngày..… tháng … năm……

Nhân viên

Ký tên

Quản lý

Ký tên

Giám đốc

Ký tên

 

>>> Tải ngay mẫu đánh giá nhân viên cuối năm TẠI ĐÂY

5. Mẹo xây dựng bảng đánh giá nhân viên hiệu quả

  • Thu thập phản hồi: Để bản đánh giá đảm bảo tính khách quan cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều phía. Gồm ban lãnh đạo, đồng nghiệp, quản lý trực tiếp, khách hàng làm việc cùng. Khi đó, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện về hiệu quả làm việc của nhân viên được đánh giá.
  • Thiết lập tiêu chí: Tiêu chí đánh giá có sự khác nhau giữa các vị trí công việc, chức vụ. Nhà quản lý cần thiết lập các tiêu chí một cách rõ ràng, điều này giúp bạn có được sự đánh giá đúng hướng và phù hợp nhất.
  • Tính chính xác và cụ thể: Đánh giá nhân viên một cách cảm tính sẽ dẫn đến kết quả sai lệch. Chính vì vậy, Bạn nên đánh giá dựa vào những khía cạnh nhân sự đã đạt được, đã cống hiến. Không nên quá chú trọng đến những sai sót.

6. Đánh giá nhân viên bằng phần mềm

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phần mềm đánh giá nhân viên. Ưu điểm của phần mềm đánh giá nhân viên là thu thập dữ liệu tự động từ nhiều nguồn, giảm thời gian thao tác thủ công. Đồng thời phần mềm có khả năng phân tích dữ liệu và xuất báo cáo đánh giá năng lực chỉ trong giây lát.

Phần mềm đánh giá còn hoạt động trên nhiều thiết bị, giúp bộ phận nhân sự và cả nhân viên đánh giá một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Một số phần mềm cho phép nhân viên nhận kết quả đánh giá và phản hồi ngay trên thiết bị di động.

Dùng ngay miễn phí

7. Tạm kết

Đánh giá nhân viên cuối năm từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong quy trình hoạt động của hầu hết các tổ chức. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng quý doanh nghiệp đã có thêm những thông tin tham khảo hữu ích cho việc xây dựng và phát triển quy trình đánh giá cuối năm hiệu quả.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]