Kiến thức Cách thức doanh nghiệp quản lý rủi ro dựa vào công cụ...

Ngay cả khi đã có bản kế hoạch hoàn hảo, rắc rối vẫn có thể xảy ra. Dưới đây là cách thức doanh nghiệp quản lý rủi ro dựa vào các công cụ quản trị doanh nghiệp.

Rủi ro là bất kỳ sự kiện hoặc điều kiện không chắc chắn nào có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc. Và không phải tất cả các rủi ro đều mang ý nghĩa tiêu cực, ngược lại có thể là cơ hội nhưng vì chưa được dự phòng trước nên vẫn được gọi là rủi ro.

Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm đánh giá rủi ro và chiến lược giảm thiểu hậu quả cho những rủi ro đó. Đánh giá rủi ro bao gồm cả việc xác định rủi ro tiềm ẩn và đánh giá tác động tiềm tàng của rủi ro. Một kế hoạch giảm thiểu rủi ro được thiết kế để loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của các sự kiện rủi ro xảy ra khi xảy ra có ảnh hưởng tiêu cực đến dự án.

I. Quản lý rủi ro là gì?

Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều chưa có khái niệm đúng đắn về quản trị rủi ro, lại càng không có kế hoạch cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Rủi ro có thể bắt nguồn từ bất kỳ yếu tố nào trong một doanh nghiệp, vì vậy “văn hóa về rủi ro” cần phải nhất quán trong toàn công ty. Trong nghiên cứu năm 2012 của CGMA đối với các doanh nghiệp châu Âu, là khái niệm về “mức độ mong muốn rủi ro”, tức là mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận, vẫn hiếm được thiết lập. Điều này nghĩa là: “Thiết lập quản lý rủi ro mà không xác định “mức độ mong muốn rủi ro của doanh nghiệp” cũng giống như xây dựng một cây cầu mà không biết cây cầu cần bắc cho con sông nào.”

quản lý rủi ro là gì

Sau khi xác định được mức độ mong muốn rủi ro, việc doanh nghiệp cần làm tiếp theo là thiết lập chiến lược quản lý rủi ro hoặc khuôn khổ quản trị rủi ro. Điều này phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và các nhu cầu khác của từng doanh nghiệp. Quá trình thiết lập khuôn khổ, cũng như quá trình giám sát sau khi tiến hành, cần sự tham gia của quản lý cấp cao và ban giám đốc. Một chiến lược quản lý rủi ro lý tưởng nên:

• Thống nhất trên toàn doanh nghiệp
• Được gắn liền với hoạt động vận hành thường nhật
• Được xem xét lại thường xuyên

>> Tìm hiểu thêm: Quản trị rủi ro là gì? Tại sao doanh nghiệp phải quản trị rủi ro?

II. Các thức doanh nghiệp quản lý rủi ro dựa vào công cụ quản lý

1. Xác định rủi ro

Một số công ty có cách kiểm tra rủi ro dựa trên các sự kiện, kinh nghiệm trong quá khứ. Cách này có thể hữu ích cho người quản lý dự án trong việc xác định cả rủi ro cụ thể trong danh sách kiểm tra và mở rộng tư duy của nhóm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xác định các rủi ro dựa vào danh mục. Bạn có thể sử dụng cùng một khung với cấu trúc phân chia công việc (WBS) để phát triển cấu trúc phân chia rủi ro (RBS). Một cấu trúc phân chia rủi ro tổ chức các rủi ro đã được xác định thành các loại bằng cách sử dụng bảng với mức độ chi tiết tăng dần về bên phải.

xác định rủi ro

2. Đánh giá rủi ro

Sau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, việc cần làm là đánh giá từng rủi ro dựa trên xác suất xảy ra sự kiện rủi ro và tổn thất tiềm ẩn liên quan đến nó. Không phải tất cả các rủi ro đều như nhau. Một số sự kiện rủi ro có nhiều khả năng xảy ra hơn những sự kiện khác và chi phí rủi ro có thể khác nhau rất nhiều.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để định lượng rủi ro là thu thập các dữ liệu vận hành và lưu trữ lại trong cơ sở dữ liệu. Dữ liệu vận hành ở đây bao gồm những thông tin về doanh thu, chi phí, tồn kho, công nợ, lợi nhuận, biến động nhân sự…Những dữ liệu này được lưu trữ tốt nhất trong các phần mềm erp, và phần mềm erp còn cung cấp nhiều báo cáo quan trọng trong quá khứ cũng như dự đoán tăng trưởng/ tụt hậu trong tương lai.

>> Tìm hiểu thêm: Phần mềm erp là gì và mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

3. Giảm thiểu rủi ro

Sau khi xác định và đánh giá rủi ro, nhóm dự án quản trị rủi ro phải xây dựng được kế hoạch giảm thiểu rủi ro nhằm giảm tác động của một sự kiện bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai. Có 3 phương pháp để làm giảm thiểu rủi ro là:

  • Tránh rủi ro: Điều tốt nhất bạn có thể làm với rủi ro là tránh nó. Nếu bạn có thể ngăn chặn điều đó xảy ra thì thật sự tuyệt vời để tranh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
  • Giảm thiểu rủi ro: Nếu có thể tránh được rủi ro đồng nghĩa với việc bạn có thể giảm thiểu rủi ro. Điều này có nghĩa là thực hiện một số hành động gây ra ít thiệt hại cho dự án của bạn nhất có thể.
  • Chuyển rủi ro: Một cách hiệu quả để đối phó với rủi ro là trả tiền cho người khác để chấp nhận nó cho bạn. Cách phổ biến nhất để làm điều này là mua bảo hiểm.

Trên tất cả, quản trị rủi ro là một nỗ lực của toàn thể công ty và cần được dẫn dắt bởi ban giám đốc hoặc các quản lý cấp cao. Lời khuyên của chuyên gia là hãy tận dụng sức mạnh của các phần mềm quản trị doanh nghiệp để đề phòng và giảm thiểu rủi ro.

Anh/ chị vui lòng để lại email nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin về quản trị doanh nghiệp trên Thế giới và Việt Nam!

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]