Marketing Case Study Nike – “tay chơi lão luyện” trong việc xây dựng thương hiệu

Để có được chỗ đứng vững chãi trong mắt người tiêu dùng, Nike đã sử dụng đến 3 chiến lược xây dựng thương hiệu dưới đây.

I. Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng

Có rất nhiều thương hiệu lớn sử dụng chiến lược này khi làm marketing sản phẩm. Bởi họ cho rằng, khách hàng luôn đặt niềm tin vào những sản phẩm mà thần tượng của họ đang sử dụng, kể cả những phát ngôn của thần tượng về sản phẩm đó.

Với chiến thuật này, Nike đã hợp tác với rất nhiều người nổi tiếng không chỉ trong lĩnh vực thể thao, mà có cả diễn viên, hay Youtube-influencers, những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng mạng Youtube.

Những cái tên nổi tiếng có thể kể đến là Andre Aggasi (tennis), Nolan Ryan(bóng chày), Cark Lewis (điền kinh), Charles Barkley và Scotlie Pippen(bóng rỗ), Tiger Wood (golf), Ronaldo (bóng đá)…Ngân sách Nike dành cho chiến dịch này mỗi năm khoảng 100 triệu USD.

Nike ký hợp đồng với Ronaldo

Một chiến dịch của Nike tại thị trường Ấn Độ đạt hiệu quả bất ngờ khi mời diễn viên nổi tiếng nhất nước Ấn là Deepika Padukone xuất hiện trong 1 video quảng bá, đồng thời đăng tải trên chính tài khoản facebook của cô với dòng caption: “Thể thao dạy tôi cách tồn tại, chiến đấu giúp tôi trở thành người mà không trở ngại nào có thể ngăn cản. Hãy tập thể thao”

Video mang lại những giá trị thương mại rất lớn cho Nike. Hàng triệu người dân Ấn Độ đã viết lên tài khoản mạng xã hội của Nike để thể hiện sự ủng hộ và biết ơn của họ đối với thương hiệu. Với video về những nữ vận động viên hàng đầu, hãng cũng nhận thêm sự ủng hộ và đánh giá cao của hàng triệu phụ nữ Ấn Độ, những người sẽ trở thành khách hàng trung thành của họ trong tương lai.

II. Phủ sóng rộng rãi trên tất cả các mạng xã hội

Sử dụng nhiều mạng xã hội cũng quan trọng nhưng đó chưa phải là tất cả, quan trọng Nike rất biết cách điều chỉnh nội dung/ hoạt động phù hợp với từng kênh riêng biệt.

Fanpage Nike1. Facebook

Nike rất thông minh khi đã thành lập cho mỗi danh mục sản phẩm của mình một trang fanpage riêng biệt. Ví dụ, các trang chuyên về sản phẩm thể thao sẽ thường xuyên cập nhật hình ảnh và video mỗi ngày, về các vận động viên được công ty tài trợ cùng các sản phẩm của Nike.

2. Instagram

Nếu là người dùng instagram thường xuyên, chắc hẳn không ít lần bạn đã bắt gặp bạn bè, người quen share lại những hình ảnh của Nike. Nike tạo dựng được một cộng đồng instagram đông đảo với 79,5 triệu fllower.

Không chỉ đăng tải những tấm hìn chụp nghệ thuật, video sáng tạo, Nike còn rất chịu khó đăng tải hình ảnh người dùng sản phẩm ở những khung cảnh tuyệt đẹp để khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu.

3. Youtube

Kênh youtube của Nike rất nổi tiếng với series “Margot vs Lily”. Series này kể một câu chuyện về những hoạt động thườngngày của hai chị em gái, tất nhiên là hai chị em Margot và Lily có sử dụng những sản phẩm của Nike rồi: giày, dụng cụ tập luyện hay công nghệ Nike +…

Series đã nhận được hơn 80 triệu lượt xem, dẫn đến lượt download “Nike + Run and Training Club” tăng lên rất nhiều.

Hiện nay, xu hướng của người dùng là thích xem hơn thích nhìn và đọc, nên các thương hệu cần chú trọng các video quảng cáo, hay các video tạo nên sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

4. Twitter

Twitter là một mạng xã hội rất phổ biến ở Mỹ, và Nike đã không bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với khách hàng trên kênh này.

Tương tự facebook, Nike đã tách riêng các tài khoản twitter cho mỗi thương hiệu nhỏ của mình, và với mỗi kênh, Nike tập trung vào việc phản hồi với các @mention. Nike sẽ trả lời các câu hỏi về sản phẩm, thông tin hàng hóa, và các đơn đặt hàng với từng cá nhân khách hàng. Khâu tư vấn và chăm sóc khách hàng nhờ vậy được thực hiện chỉn chu và chu đáo.

III. Xây dựng thương hiệu cảm xúc

Nike thực sự là “tay chơi lão luyện” trong việc điều khiển cảm xúc của khách hàng từ đó tạo ra hành động tích cực với thương hiệu.

Tất cả mọi người quan tâm tới marketing hay xây dựng thương hiệu đã từng đọc đâu đó về khái niệm “emotional branding” và đều biết rằng: emotional branding đạt được hiệu quả tốt nhất khi khách hàng cảm thấy có sự gắn bó thân thiết với thương hiệu, có thể là cảm giác gắn kết, yêu thích hay mong muốn tiếp tục đồng hành trong tương lai.

Cụ thể hóa bằng hành động, Nike luôn đầu tư kỹ lưỡng trong các mẫu quảng cáo của mình với những thông điệp truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ví dụ như chiến dịch “Winner stays on”.

Quảng cáo này mang tới hình ảnh các chàng trai ở độ tuổi thiếu niên bỗng chốc trở thành những Ronaldo, Neymar Jr. và các siêu sao bóng đá khác khi họ thi đấu trên sân bóng. Quảng cáo thật sự thành công với hơn 107,8 triệu lượt xem. Và hơn hết, tạo nên cơn sốt với giới trẻ: muốn thành công như thần tượng, hãy tiến về phía trước, hãy không ngừng cố gắng và bạn sẽ luôn có Nike đồng hành.

Cả 3 chiến lược mà Nike đã, đang sử dụng đều có thể áp dụng và thành công tại Việt Nam. Những doanh nghiệp muốn đổi mới, muốn tạo nên sự khác biệt hay đơn giản là định vị thương hiệu của mình: hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]