Quản lý - điều hành Chiến lược quản trị Top 15+ phần mềm quản lý doanh nghiệp được đánh giá hiệu...

Top phần mềm quản lý doanh nghiệp được đánh giá hiệu quả nhất

Hiệu quả quản lý đóng vai trò then chốt, quyết định đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, các phần mềm chuyên dụng cho doanh nghiệp trở thành công cụ đắc lực để chuyển đổi số toàn diện cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất, tối ưu chi phí. 

Dưới đây là top 15+ phần mềm quản lý doanh nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá cao và áp dụng vào thực tế hoạt động. 

1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp là các nền tảng, phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Những phần mềm này bao gồm nhiều tính năng và ứng dụng khác nhau như quản lý tài chính, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý kho và cung ứng, quản lý dự án, quản lý bán hàng và nhiều khía cạnh khác.

Ứng dụng các phần mềm này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dễ dàng quản lý khách hàng, đối tác, nâng cao hiệu suất nhân viên, hiệu quả điều hành,… Từ đó, giúp tổ chức gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Như vậy, thay vì tập trung vào một nghiệp vụ cụ thể, phần mềm quản lý doanh nghiệp chứa nhiều module chức năng, tạo ra một hệ thống toàn diện, tổng thể.

2. Tại sao nên sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp?

Trước tiên, một doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ thì cũng bao gồm các phòng ban với các nghiệp vụ khác nhau. Việc áp dụng các phần mềm riêng lẻ cho từng phòng ban vừa tốn kém chi phí vừa tồn tại rất nhiều vấn đề khó nhằn như:

  • Các phần mềm riêng lẻ thiếu sự liên thông, kết nối dữ liệu, dẫn đến công việc chồng chéo, nhập liệu nhiều lần, dữ liệu không chính xác.
  • Doanh nghiệp không kết nối được dữ liệu từ các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, … để hội tụ đầy đủ phục vụ điều hành, khó nhìn ra bức tranh về tình hình hoạt động.
  • Chưa đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện, công việc chưa được số hóa, thời gian thực hiện kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất, chi phí.

Lý do nên sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể

Thứ 2, việc sử dụng các phần mềm quản lý hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết triệt để những vấn đề trên và mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Quản lý dữ liệu tập trung, đưa ra các quyết định chính xác: Tất cả các dữ liệu doanh nghiệp được quản lý trên một nền tảng duy nhất và liên thông giữa các bộ phận. Các phòng ban làm việc với cùng một thông tin, minh bạch, rõ ràng đồng thời nhà quản lý có cái nhìn toàn cảnh về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định chính xác.
  • Tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động: Phần mềm quản lý doanh nghiệp hỗ trợ tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, từ quản lý tồn kho đến xử lý tài chính, khách hàng, nhân sự,… giảm thiểu các thao tác thủ công, tạo ra năng suất làm việc cao hơn.
  • Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực: Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các nguồn lực từ con người cho đến thiết bị, tài sản, máy móc,… một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu suất.
  • Cải thiện tương tác khách hàng: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp các tính năng quản lý khách hàng giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn và tăng khả năng giữ chân khách hàng.
  • Cải thiện bảo mật dữ liệu: Các phần mềm này giúp bảo vệ thông tin quan trọng và dữ liệu khách hàng, đảm bảo tính an toàn cũng như tuân thủ các quy định về bảo mật.
  • Tăng tính đồng nhất: Các thông tin và quy trình trong toàn bộ doanh nghiệp được đồng bộ hóa và thống nhất, tránh sai sót và sự không rõ ràng.
  • Hỗ trợ quản lý dự án: Cho phép quản lý dự án một cách hiệu quả, từ lập kế hoạch đến theo dõi tiến độ và phân phối tài nguyên.
  • Giảm chi phí và tăng lợi nhuận: Nhờ tối ưu hóa quy trình và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, phần mềm quản lý giúp công ty giảm thiểu lãng phí và tăng khả năng sinh lời.

Như vậy, phần mềm quản lý doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích quan trọng bao gồm tối ưu hóa hoạt động, tăng khả năng linh hoạt, cải thiện tương tác khách hàng, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận.

3. Top 15 phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Danh sách các phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Dưới đây là top phần mềm quản lý được các doanh nghiệp sử dụng phổ nhất hiện nay.

3.1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện MISA AMIS

MISA AMIS là phần mềm quản lý doanh nghiệp được đánh giá là toàn diện nhất do Công ty Cổ phần MISA phát hành. 

MISA AMIS là một trong số ít đơn vị đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản trị toàn diện của doanh nghiệp từ Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng cho đến Nhân sự, Công việc, Quy trình, Văn phòng số,… Đặc biệt, các phần mềm được kết nối chặt chẽ với nhau giúp doanh nghiệp loại bỏ các bài toán khi sử dụng phần mềm riêng lẻ để tối ưu mọi hoạt động, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như năng lực cạnh tranh. 

Hiện tại, MISA AMIS đã được 250.000+ khách hàng tin dùng. Với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm và tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, MISA AMIS là một trong những phần mềm quản lý doanh nghiệp đáng để lựa chọn nhất.

Kết nối chặt chẽ trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS
Kết nối chặt chẽ trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

Ưu điểm nổi bật

  • Cung cấp đầy đủ phân hệ giúp doanh nghiệp quản lý tổng thể, bao gồm: Tài chính kế toán, Nhân sự (Tuyển dụng – Tiền lương – Bảo hiểm), Bán hàng và Marketing (CRM), Truyền thông nội bộ, Quy trình – Quy định, Tài sản, Quản lý công việc,…
  • Kết nối chặt chẽ các phòng ban bên trong (Kế toán, Bán hàng, Nhân sự,…), kết nối với các phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm chữ ký số, phần mềm kế toán,… giúp xây dựng quy trình thống nhất, thông tin đầu ra của bộ phận/công việc này là đầu vào của bộ phận/công việc khác nên tiết kiệm được thời gian nhập liệu, giảm sai sót và đẩy nhanh hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Kết nối với các nền tảng bên ngoài doanh nghiệp (Thuế, Ngân hàng, sàn TMĐT, Logistics,…); kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng,… Toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được hội tụ, liên thông giữa các bộ phận để phục vụ điều hành và ra các quyết định kịp thời.
  • Phối hợp chặt chẽ, trơn tru giữa các bộ phận, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhân viên; năng suất, tối ưu chi phí và nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh.
  • Báo cáo đa chiều, chính xác, tạo ra bức tranh hoàn chỉnh để chủ doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời.
  • Làm việc trên nền tảng Cloud, nhân viên và quản lý có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. CEO có thể xem báo cáo theo thời gian thực ngay trên điện thoại, kế toán viên có thể kê khai thuế qua mạng ngay khi làm việc tại nhà,…
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với nhân sự thuộc mọi trình độ.

Tìm hiểu ngay về phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể MISA AMIS với video dưới đây:

3.2. Phần mềm doanh nghiệp Microsoft Dynamic 365

Microsoft Dynamics 365 là một gói CRM tích hợp gồm nhiều chức năng, hỗ trợ quản lý doanh nghiệp từ dịch vụ khách hàng, quy trình bán hàng, tài chính, bảo trì, vận hành, quản lý dự án, marketing,…

Microsoft Dynamic 365

Đặc điểm nổi bật

  • Doanh nghiệp có thể cải tiến tình hình kinh doanh do phần mềm có tình năng quản lý khách hàng, bảo hành, marketing, quản lý cơ hội kinh doanh và kiêm cả việc hỗ trợ chăm sóc khách hàng sau bán.
  • Dựa vào việc phân tích các báo cáo về chi phí và tài chính, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những phương án điều chỉnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Kho hàng được quản lý chặt chẽ nhờ tình năng kiểm hàng, số lượng hàng còn, sắp về,…
  • Quản lý chi tiết thông tin về mua hàng.

3.3. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ Ecount

Ecount là phần mềm quản lý dành cho doanh nghiệp nhỏ với các tính năng cơ bản và phù hợp với nhiều ngành nghề cũng như lĩnh vực kinh doanh. Phần mềm bao gồm một số phân hệ như: quản lý tài chính, bán hàng, mua hàng, và quản lý khách hàng.

Ecount

Đặc điểm nổi bật

  • Tích hợp công cụ quản lý tài chính, bao gồm kế toán, quản lý kho, bán hàng, mua hàng, và quản lý khách hàng.
  • Cung cấp các công cụ quản lý bán hàng, cho phép tạo và quản lý đơn đặt hàng, lập hóa đơn, theo dõi doanh thu.
  • Dễ dàng tùy chỉnh giao diện, các hạng mục hay báo cáo phù hợp đối với doanh nghiệp.
  • Cho phép truy cập và quản lý dữ liệu doanh nghiệp từ xa.

3.4. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ ESO

ESO là phần mềm quản lý phù hợp với các cty có quy mô nhỏ. Phần mềm được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị cơ bản của mỗi công ty với các phân hệ như: quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý khách hàng, quản lý bán hàng, KPIs.

ESO

ESO không bị giới hạn người có thể truy cập, dữ liệu người dùng và trải nghiệm sử dụng cũng thuận tiện hơn nhiều.

Đặc điểm nổi bật

  • Xử lý công việc một cách nhanh chóng.
  • Các chức năng có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.
  • Thiết kế đơn giản, thao tác dễ dàng.

3.5. Phần mềm quản lý doanh nghiệp Faceworks

Faceworks là phần mềm quản lý doanh nghiệp khá toàn diện, bởi nó sửu hữu nhiều tính năng nghiệp vụ như: quản lý công việc và dự án, quản lý nhân sự (chấm công, tuyển dụng, tính lương,…), quản trị nội bộ (quản lý văn bản, đề xuất, thu chi,…), quản lý bán hàng và quan hệ khách hàng.

Faceworks

Đặc điểm nổi bật

  • Có thể dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên tiết kiệm chi phí xây dựng phần mềm.
  • Dễ dàng kết nối và đồng bộ với các thiết bị khác.
  • Sử dụng trên website có sẵn.

3.6. Phần mềm quản lý doanh nghiệp 3S ERP

Phần mềm quản lý doanh nghiệp này hỗ trợ các nhà lãnh đạo có thể hoạch định và điều hành các nguồn lực của doanh nghiệp như: hàng hóa, tài sản, tài chính, nhân sự,… 3S ERP được thiết kế tùy theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

3S ERP

Đặc điểm nổi bật

  • Báo cáo trực quan, phân tích đa chiều.
  • Tự động hóa quy trình lập kế hoạch, chăm sóc khách hàng.
  • Có thể sử dụng được trên nhiều thiết bị khác nhau như (desktop, mobile, tablet)

3.7. Phần mềm quản lý doanh nghiệp OOC – digiiMS

OOC – digiiMS là phần mềm tập trung vào nghiệp vụ quản lý nhân sự, dự án, đội nhóm. Phần mềm quản lý OOC – digiiMS hiện bao gồm các module như:

  • Cơ cấu tổ chức (digiiOST)
  • Hồ sơ nhân sự (digiiHR)
  • Quản lý năng lực (digiiCAT)
  • Đánh giá kết quả (digiiKPI)
  • Quản lý đãi ngộ (digiiC&B)
  • Quản lý giao việc (digiiTASK)
Phần mềm quản lý doanh nghiệp OOC – digiiMS
Phần mềm quản lý doanh nghiệp OOC – digiiMS

Ưu điểm

  • Phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp.
  • Có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng khác.
  • Bảo mật cao.
  • Thuận tiện và tốc độ xử lý cao.

3.8. Phần mềm quản lý doanh nghiệp online FastWork

FastWork là phần mềm quản lý doanh nghiệp được lập trình trên máy tính. Phần mềm giúp lãnh đạo, nhà quản lý có thể quản trị các nghiệp vụ cơ bản như: quản lý công việc, quản lý nội bộ, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng.

fastwork

Đặc điểm nổi bật

  • Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Dễ dàng giao việc và quản lý chúng trên một phần mềm hợp nhất.
  • Hỗ trợ việc quản lý tài chính khi thực hiện dự án.
  • Quản lý nguồn nhân lực.
  • Theo sát mục tiêu KPI đã đề ra.

3.9. Phần mềm doanh nghiệp BRAVO

BRAVO Là phần mềm quản được phát triển theo hướng quản trị tổng thể doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp giải bài toán quản lý một cách dễ dàng, giúp việc vận hành được mềm mại hơn đồng thời cải thiện và tăng hiệu quả kinh doanh.

BRAVO

Ưu điểm của BRAVO

  • Thao tác sử dụng dễ dàng, chi tiết tới từng trường thông tin.
  • Lưu trữ toàn bộ dữ liệu một cách an toàn.
  • Có các cảnh báo về các chỉ số tài chính, công nợ, hàng hóa tồn kho… Giúp doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát tình hình, tránh rủi ro.
  • Có thể quản trị theo mô hình tổng công ty (công ty mẹ, công ty con, chi nhánh)  trên cùng một phần mềm.
  • Có tính liên kết giữa các phòng ban, xử lý công việc theo luồng. Chính vì thế mang có thể nâng cao hoạt động quản lý và tối ưu hóa năng suất lao động.

3.10. Phần mềm quản lý doanh nghiệp Fastdo

Fastdo là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp SMEs quản trị mục tiêu, quản trị công việc với các tính năng cơ bản như: chấm công, quản trị kế hoạch, quản trị mục tiêu, lên kế hoạch hàng ngày.

Fastdo

Ưu điểm nổi bật

  • Giao diện của phần mềm được thiết kế thân thiện, dễ dàng thực hiện thao tác, không gây nhàm chán cho nhân viên.
  • Doanh nghiệp có thể điều chỉnh tùy biến để phù hợp với thực trạng và văn hóa doanh nghiệp.
  • Khả năng bảo bất và lưu trữ dữ liệu tốt.

3.11. Phần mềm quản lý công ty vừa và nhỏ 1Office

1Office cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản trị các nghiệp vụ cần thiết và cơ bản như HRM (Quản trị nguồn nhân lực), Workplace (Quản lý công việc và truyền thông nội bộ), CRM (Quản lý nghiệp vụ kinh doanh).

1Office

Đặc điểm nổi bật

  • Có khả năng tùy biến để phù hợp với nhu cầu quản trị của doanh nghiệp.
  • Đưa ra được phương án xử lý tốt nhất để đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính.
  • Quản lý được thông tin khách hàng, sản phẩm, đơn hàng một cách tự động.
  • Quản lý được kho hàng.
  • Hỗ trợ đa nền tảng, có thể sử dụng trên cả laptop, máy tính bảng và điện thoại di động.

3.12. Phần mềm doanh nghiệp nhỏ HTsoft BizMan ERP

HTsoft ERP hỗ trợ nhà quản lý trong công tác điều hành nhân sự, quản lý kho, bảo trì vận hành thiết bị,… Phần mềm cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật thông bảo mọi lúc mọi nơi, nhằm cải thiện năng suất lao động.

HTsoft Bizman

Đặc điểm nổi bật :

  • Điều hành và quản lý kho hàng (tồn kho, nhập xuất, cảnh báo,…).
  • Phân tích chi phí phi tài chính giúp doanh nghiệp có phương án tối ưu nhất.
  • Quản lý thông tin đơn hàng.
  • Quản lý sản phẩm.
  • Quản lý tiền lương nhân viên.

3.13. Phần mềm quản lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ – SAP Business One

Phần mềm phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó tích hợp nhiều đầu việc như: Bán hàng, tồn kho, chăm sóc khách hàng, điều hành vốn đầu tư. Nhưng phần mềm này không hỗ trợ tiếng Việt.

SAP Business One

Ưu điểm

  • Có nhiều tính năng giúp vận hành doanh nghiệp mượt mà hơn.
  • Có nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác.

3.14. Phần mềm quản lý tổng thể Oracle

Oracle là một trong những pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến trên thế giới. Oracle hỗ trợ các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp toàn diện hơn với những module như: Quản lý khách hàng, quản lý tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng.

Oracle

Ưu điểm

  • Báo cáo và đề xuất trực quan.
  • Ngôn ngữ tiếng Anh, phù hợp với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu.
  • Dễ dàng theo dõi công việc, quản lý thiết bị nhanh chóng.

3.15. Phần mềm quản lý dự án Jira Software

Đây là phần mềm giúp theo dõi tiến độ thực hiện các dự án của doanh nghiệp. Giúp việc theo dõi tiến độ, phân công công việc được thực hiện một cách nhanh chóng. Nhưng giao diện của phần mềm này khá phức tạp, doanh nghiệp sẽ tốn thời gian để có thể làm việc với Jira.

Jira Software
Jira Software

Ưu điểm

  • Theo dõi tiến độ dễ dàng.
  • Tạo lập báo cáo đơn giản.
  • Dễ thao tác.
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình quản lý doanh nghiệpTHAM KHẢO NGAY GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS

4. Tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Để lựa chọn được giải pháp phù hợp, dễ dàng triển khai và đem lại hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây. 

  • Nhu cầu sử dụng: Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu quản lý của mình và đánh giá cần sử dụng bộ giải pháp phần mềm quản lý tổng thể hay chỉ cần các phần mềm riêng lẻ.
  • Khả năng đáp ứng: Đánh giá phần mềm nào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiều nền tảng chỉ có 1 vài phân hệ cơ bản, khó đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện nên đây là yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần cân nhắc.
  • Tình hình tài chính: Thông thường, các phần mềm quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều module, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các phân hệ phù hợp với nhu cầu của mình. Lúc này, dựa vào ngân sách dành cho công nghệ, so sánh với chi phí triển khai của các đơn vị, doanh nghiệp có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp.
  • Khả năng kết nối giữa các phân hệ: Mức độ liên thông, kết nối giữa các phần mềm của nhiều nhà cung cấp khá hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến quy trình, sự phối hợp của các bộ phận. Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các nền tảng có khả năng kết nối chặt chẽ giữa các phần mềm/phân hệ.
  • ​​Khả năng đáp ứng trong tương lai: Trong tương lai, khi quy mô mở rộng, doanh nghiệp sẽ phát sinh các nhu cầu mới. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo nên lựa chọn các phần mềm quản lý toàn diện để ngay khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm trong cùng nền tảng có khả năng kết nối với nhau thay vì đi tìm kiếm phần mềm riêng lẻ từ nhà cung cấp khác. 
  • Mức độ dễ sử dụng của phần mềm: Ưu tiên lựa chọn các phần mềm dễ sử dụng. Nếu hệ thống quá phức tạp, nhân viên sẽ rất khó sử dụng hiệu quả. 
  • Năng lực và uy tín của đơn vị cung cấp: Các nhà đơn vị uy tín lâu năm có khả năng cung cấp phần mềm ổn định, đưa ra những tư vấn hữu ích cho doanh nghiệp thay vì chỉ đơn giản là bán phần mềm.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Doanh nghiệp cần một đơn vị có thể hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình trước – trong – sau triển khai.

5. Câu hỏi thường gặp (FAQ) về phần mềm quản lý doanh nghiệp

5.1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp gồm những phân hệ gì?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp thường bao gồm các phân hệ sau:

  • Quản lý tài chính và kế toán: Bao gồm việc quản lý tài khoản, hạch toán, thu chi, quản lý thuế và báo cáo tài chính.
  • Quản lý sản xuất và kho: Theo dõi quá trình sản xuất, quản lý lịch trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Theo dõi thông tin về nhân viên, quản lý lương, chấm công, quản lý hiệu suất lao động.
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Theo dõi thông tin và tương tác với khách hàng, quản lý chiến dịch marketing và chăm sóc khách hàng.
  • Quản lý dự án và công việc: Theo dõi tiến độ dự án, quản lý phân công công việc, lên lịch làm việc.
  • Quản lý lưu trữ và tài liệu: Quản lý và tổ chức tài liệu, thông tin công ty.

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

5.2. Phần mềm dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp là gì?

Phần mềm dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp chính là phần mềm hỗ trợ các nhà lãnh đạo quản lý, theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý doanh nghiệp được coi là phần mềm đắc lực dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp. 

Đây là các công cụ và nền tảng giúp lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp có khả năng hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh thông qua việc thu thập, phân tích và hiển thị dữ liệu quan trọng từ nhiều nguồn khác nhau.

  • Xem tổng quan: Hiển thị dữ liệu trực quan và tổng quan về các khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất vận hành, khách hàng, và hơn thế nữa.
  • Phân tích chi tiết: Tách rời dữ liệu để phân tích chi tiết, tìm ra các xu hướng, mô hình và biểu đồ có thể giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hướng đi.
  • Dự báo và dự đoán: Sử dụng các công cụ dự báo và dự đoán để đoán trước xu hướng tương lai và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin này.
  • Tùy chỉnh báo cáo: Tạo và tùy chỉnh báo cáo dựa trên yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và lãnh đạo, giúp họ có cái nhìn sâu hơn về các khía cạnh cần theo dõi.
  • Định hướng quyết định: Dựa vào dữ liệu và thông tin từ phần mềm, lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định chiến lược và thay đổi kế hoạch kinh doanh.
  • Theo dõi hiệu suất: Theo dõi hiệu suất theo thời gian thực và có khả năng tìm ra các vấn đề nhanh chóng để đưa ra các biện pháp khắc phục.
  • Tối ưu hóa hoạt động: Dựa vào thông tin từ phần mềm, lãnh đạo có thể tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tăng cường hiệu quả và lợi nhuận.

giải pháp chuyển đổi số misa amis

5.3. Tìm hiểu về dịch vụ tư vấn phần mềm quản lý doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có một số đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn phần mềm quản lý doanh nghiệp. Đây là dịch vụ chuyên cung cấp thông tin, hỗ trợ và đưa ra tư vấn, khuyến nghị để giúp doanh nghiệp lựa chọn, triển khai và sử dụng phần mềm nhằm quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm và làm việc với khách hàng như MISA AMIS sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp từ tư vấn, triển khai và cung cấp giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược, kế hoạch và triển khai bài bản theo lộ trình, định hướng phát triển.

6. Kết luận

Bên trên là top phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất mà bạn nên cân nhắc sử dụng cho doanh nghiệp của mình. Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ lựa chọn được phần mềm cho doanh nghiệp của bạn phù hợp nhất để tối ưu hóa vận hành và tăng doanh thu.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]